Nhảy đến nội dung
x

Chuyến đi của thanh xuân

Tò mò, lo lắng, hào hức có lẽ là những liên tưởng đầu tiên một tân sinh viên như tôi khi nghĩ đến học kì quân sự. Một một trường luôn đề cao tính kỷ luật và nguyên tắc, một môi trường tập thể mà không có một cá nhân nào được ưu tiên hay sự đặc cách gì. Là một tân sinh viên như tôi có chút bồi hồi và lo lắng khi phải đối diễn với kì học quân sự này. Và rồi… tháng hai, tháng của mùa xuân ấm áp cũng là lúc tân sinh viên khoá 23 của trường cao đẳng Kinh Tế Công nghệ TP. HCM chúng tôi có một kì học quân sự tuyệt vời.

-

Học làm chiến sĩ tốt, đó… đó chính là kỉ niệm đẹp nhất của chúng tôi khi học quân sự. Những ngày học tập trong trung tâm giáo dục GDQP&AN tại trường ĐH Tôn Đức Thắng. Cuộc sống của chúng tôi hoàn toàn bước sang một trang mới, khi những khó khăn bắt đầu đến. Nào là dậy sớm tập thể dục, ăn cơm, đi ngủ sinh hoạt đúng giờ giấc. Đêm đầu tiên trong đây có lẽ là đêm dài nhất. Những tiếng thở dài, những cái trở mình, xa nhà, lạ giường nhiều bạn còn khóc khi nhớ bố mẹ. Nhưng sự băn khoăn lạ lẫm đó dường như mờ nhạt trong những ngày tiếp theo.

--

Chúng tôi còn được mặc những bộ đồ được coi là từng đổ máu vì nước vì dân. Tại đây chúng tôi được học cách xếp nội vụ vuông vắn đúng như quy định, không đúng như quy định ư… chắc chắn rồi, sẽ bị phạt từ đại đội trưởng của chung tôi. Chúng tôi được gác đêm, đây có thể coi là buổi gác lạ lẫm nhất của các tân sinh viên như chúng tôi. Thức vì những giấc ngủ của các chiến sĩ, lo vì sợ đại đội trưởng cũng như trung tâm đi kiểm tra. Bên cạnh đó chúng tôi được giáo dục về truyền thông xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, truyền thống đấu tranh cách mạng của lực lượng vũ trang nhân dân, được bồi dưỡng chính trị đạo đức tư tưởng lối sống.

--

Được trang bị những kiến thức cơ bản của quân đội như: học nội quy, 11 chế độ trong ngày, 3 chế độ trong tuần, 4 bài tập thể dục với 24 động tác của mỗi bài,… Những giờ học thật sự khó khăn và vất vả nhưng ai cũng thấy vui vì được trải nghiệm cảm giác của người chiến sĩ thực thụ. Không chỉ vậy, chúng tôi còn được học các bài học làm người, xây dựng tình cảm bạn bè với mọi người sự đoàn kết trong tập thể. Và ở đây chúng tôi thường gọi nhau bằng cái tên thân thương “ đồng chí, đồng chí”.

-

Dưới sự chỉ huy nghiêm khắc của  đại đội trưởng, chúng tôi dần quen với cuộc sống trong quân đội, quen với tiếng còi tập trung, những khẩu lệnh và những hình ảnh phạt,… Rằng tháng 2 là tháng ấp áp của mùa xuân nhưng chúng tôi vẫn bị ốm đau, bị cảm  và những cơn đau sốt cao,… Nhưng rồi chúng tôi vẫn cố gắng vượt qua. Sự trưởng thành có thể nói bắt đầu từ đây. Ngoài ngôi trường HIAST thân yêu với sự đùm bọc còn được sống chung với nhau trong ngôi nhà thứ hai mang tên trung tâm giáo dục QP&AN tại trường ĐH Tôn Đức Thắng.

-

Tuy chỉ bên nhau cùng những câu chuyện, những tiếng cười, tiếng hát,…trong thời gian ngắn, khoảng thời gian chúng tôi học cách sống tự lập. Ngày trôi qua không dài nhưng cũng đủ để chứa đựng biết bao kỉ niệm vui buồn, chúng tôi bên nhau như những người anh chị em trong đại gia đình biết đùm bọc yêu thương, giúp đỡ chia sẻ với nhau. Đúng như câu nói” một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” những viên thuốc, những tô mì là những tình cảm chân thành nhất của chúng tôi khi người “ đồng chí “ mình bị ốm. Mỗi cá nhân chúng tôi đã biết tự ý thức, trách nhiệm, biết nhường nhịn nhau trong những bữa cơm, giúp đỡ nhau trong giờ học, … Đó là những khoảng khắc mà có lẽ chúng tôi không thể nào quên được. Nó sẽ đi mãi trong cuộc đời của chúng tôi.

-

Qua thời gian trong kì học được rèn luyện trong môi trường quân đội, chúng tôi đã thật sự trưởng thành hơn và trang bị được nhiều nhiều kĩ năng sống. Từ cảm giác bị gò bó ép buộc chúng tôi dã dàn hình thành được ý thức tự giác trong sinh hoạt và học tập. Trong cái nắng của thao trường, cái lạnh của thời tiết, trong những tiếng còi tập trung, trong tất cả những cái khó khắn,… Những sinh viên chúng tôi đã cứng cáp hơn qua những thử thách. Chúng tôi đã tự tin hoàn thành tốt kì học quân sự bổ ích.

Đại đội 1_Trường CĐ Kinh tế - Công nghệ TP. Hồ Chí Minh_Năm 2024